Hội thảo DAAD dành cho cựu sinh viên: Cải cách hiến pháp nhìn từ giác độ khoa học pháp lý – thảo luận giữa các cựu sinh viên 

Một phần trong chương trình Hội nghị các cựu sinh viên với tiêu đề "Các kết quả đầy ấn tượng – tương lai bền vững. Kỷ niệm 10 năm Văn phòng DAAD tại Hà Nội" (10 đến 11/05/2013)

11.05.13

Thứ bảy, ngày 11/5/2013, 10:30 - 15:00 (nghỉ ăn trưa 12:00 - 13:30), Đại học Bách khoa Hà Nội, 1 Đại Cồ Việt, Thư viện Tạ Quang Bửu, Tầng 10

Up ] [ Chủ đề ] [ Chương trình ] [ Downloads ] [ Liên kết ] [ Việt-Đức Alumni-Talk Cải cách Hiến pháp ]

Chủ đề

Lý thuyết hiến pháp hiện đại đặt ra những đòi hỏi cao đối với một bản hiến pháp. Với tính chất là thể chế pháp lý cơ bản của Nhà nước, Hiến pháp phải chứa đựng những quyết định chính trị cơ bản, tạo lập một hệ thống vận hành tốt gồm các cơ quan nhà nước được thiết kế đồng bộ với nhau một cách kỹ lưỡng, phân công trách nhiệm trong nhà nước một cách rõ ràng và hợp lý, đảm bảo các quyền của công dân một cách tổng thể và hiệu quả và sau nữa là định hướng phát triển nhà nước một cách chắc chắn theo những đường đi nhất định nhưng không được bó hẹp quá. Ở đây, với tính chất là thể chế khung, nó phải giới hạn trong phạm vi những quyết định quan trọng và những tiêu chí chung và dành chỗ cho sự phát triển năng động, được điều chỉnh theo hoàn cảnh và điều kiện thực tế. Chỉ có kết hợp đúng đắn giữa tính cứng nhắc (trong các quyết định cơ bản) và tính linh hoạt (trong hoạt động chính trị thường nhật) mới tạo được tính ổn định của nhà nước, điều thể hiện tính bền vững của một bản hiến pháp thành công. Lịch sử hình thành hiến pháp trên thế giới chứa đựng rất nhiều ví dụ về việc giải quyết được cũng như bị thất bại bởi thách thức này.

21 năm sau khi ban hành Hiến pháp năm 1992, Việt Nam tìm cách đáp ứng được đòi hỏi này thông qua việc sửa đổi một cách khá tổng thể bản hiến pháp của mình. Bản hiến pháp sửa đổi sẽ tạo ra nền tảng tốt hơn cho sự phát triển ổn định và bền vững, mang tính nhà nước pháp quyền và nhà nước hiến định. Đầu năm 2013, Ủy ban sửa đổi hiến pháp đã đưa ra một bản dự thảo (Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992). Từ đó đến nay, dự thảo này là tâm điểm của một cuộc thảo luận công khai rộng rãi về hiến pháp; mặc dù có một số hạn chế nội dung mang tính hình thức thì cuộc thảo luận này mang tính chất đặc biệt bởi quy mô của nó (kể cả xét theo các tiêu thức của phương Tây). Hội thảo ngày 11-05-2013 sẽ là một đóng góp vào cuộc thảo luận này từ giác độ khoa học pháp lý. Ở đây không chỉ bàn đến các mục tiêu của các chế định mới mà cả cách thiết kế cụ thể các chế định đó, khả năng áp dụng thực tế và việc đảm bảo hiệu lực. Không chỉ có các đại diện của ngành luật hiến pháp mà cả đại diện của các lĩnh vực pháp luật khác sẽ trình bày. Chúng tôi trông đợi một cuộc thảo luận sôi nổi giữa các cựu sinh viên!

Tại hội thảo có phiên dịch cabin Việt-Đức và Đức-Việt. Trân trọng mời tất cả các cựu sinh viên!

Chương trình

  1. Báo cáo dẫn nhập
    GS. TS. Thomas Schmitz, Giảng viên dài hạn của DAAD, TTPL Đức - Trường Đại học Luật Hà Nội

  2. Một số nội dung quan trọng trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
    PGS. TS. Nguyễn Như Phát, Viện Nhà nước và Pháp luật, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam

  3. Hội đồng Hiến pháp – một thiết chế mới trong dự thảo Hiến pháp sửa đổi 1992
    PGS. TS. Trần Hữu Tráng, Viện Đại học Mở Hà Nội

  4. Các quy định về chính quyền địa phương và Hội đồng hiến pháp theo dự thảo sửa đối Hiến pháp 1992
    TS. Phan Thị Lan Hương, Trường Đại học Luật Hà Nội

  5. Phân quyền trong luật cơ bản cộng hòa liên bang Đức - bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
    TS. Nguyễn Minh Tuấn, Khoa Luật, Đại học Quốc gia, Hà Nội

  6. Nghỉ ăn trưa | trưa buffet

  7. Quyền con người và luật đất đai trong dự thảo Hiến pháp sửa đổi 1992
    Trần Văn Vinh
    , lao động tự do, là dịch giả, phiên dịch, hướng dẫn viên du lịch

  8. Tham luận: Về quan hệ sở hữu trong Dự thảo hiến pháp sửa đổi
    Lê Thị Lợi, TTPL Đức - Trường Đại học Luật Hà Nội

  9. Một số ý kiến về dự thảo sửa đổi Hiến pháp nhìn từ giác độ học thuyết về hiến pháp của châu Âu
    GS. TS. Thomas Schmitz

  10. Về cải cách hiến pháp ở Thái Lan
    Henning Glaser, giảng viên chuyên ngành của DAAD về khoa học luật, Trung tâm Năng lực Đức – Đông Nam Á về Chính sách công và Quản lý nhà nước tốt, Đại học Tổng hợp Thammasat Bangkok

  11. Thảo luận kết thúc

Downloads (PDF files)  

Aufzählung

Tất cả các tài liệu được tải trong một tập tài liệu (tất cả các ngôn ngữ)

Aufzählung

Thư mời (tiếng Đúc/tiếng Việt)

Aufzählung

Chương trình (tiếng Đúc/tiếng Việt)

Aufzählung

Thuyết trình Nguyễn Như Phát (tiếng Đúc/tiếng Việt)

Aufzählung

Thuyết trình Trần Hữu Tráng (tiếng Đúc/tiếng Việt)

Aufzählung

Thuyết trình Phan Thị Lan Hương (tiếng Anh/tiếng Việt)

Aufzählung

Thuyết trình Nguyễn Minh Tuấn (tiếng Việt/tiếng Đúc/bài trình bày, tiếng Đúc)

Aufzählung

Thuyết trình Trần Văn Vinh (tiếng Đúc/tiếng Việt)

Aufzählung

Thuyết trình Lê Thị Lợi (tiếng Đúc/tiếng Việt)

Aufzählung

Thuyết trình Thomas Schmitz (tiếng Đúc)

Aufzählung

Thuyết trình Henning Glaser (tiếng Đúc)

Liên kết

Aufzählung

Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001): tiếng Việt (Quốc hội/Chinh phu), tiếng Anh (Quốc hội/Chinh phu)

Aufzählung

Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992: văn bản hiến pháp mới tiếng Việt (Chinh phu/Duthaoonline/Thanhnien), bảng so sánh (HCMC), tổng quan (Vietnamplus)

Aufzählung

Cuộc tranh luận về cải cách hiến pháp năm 2012: Nguyen Thi Huong: Pursuing Constitutional Dialogue within Socialist Vietnam: The 2010 Debate, Australian Journal of Asian Law 2012, 13/1

Aufzählung

Cuộc tranh luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 năm 2013: Resolution 38/2012/QH13 der Nationalversammlung zur Sammlung der Meinungen der Bürger in Englisch (Sunlaw) und Vietnamesisch (Duthaooinline); Berichte über die Diskussion (VOV5/nwasianweekly); Berichte über Gegenentwurf "Petition 72" und Reaktionen

Aufzählung

Cải cách hiến pháp hơn nữa trong khu vực Đông Nam Châu Á: umstrittene Verfassungsreform in Thailand von 2007 (bpb); Patrick Jory: Thailand’s constitutional reform in changing times, 2012; Marco Bünte: Verfassungsreformen und Machtsicherung in Südostasien, GIGA Focus 1/2012

 

Back ] Home ] Next ]  © Prof. Dr. Thomas Schmitz